Ngữ pháp Phương_ngữ_Tokyo

Hầu hết các đặc điểm ngữ pháp của phương ngữ Tokyo giống hệt với hình thức thông tục của tiếng Nhật tiêu chuẩn. Các đặc điểm đáng chú ý của các phương ngữ Tokyo bao gồm việc sử dụng thường xuyên của phụ tố sa (nó đại khái tương tự như "like" 'như, như là' được sử dụng trong tiếng lóng tiếng Anh Mỹ); việc sử dụng tsū (lối nói chung) và tee (lối nói Shitamachi) thay cho to iu ("được gọi là"); việc thường xuyên sử dụng phụ tố cường điệu cuối câu dai hoặc dee tại Shitamachi (nổi bật với lời thốt Shitamachi điển hình teyandee! (rút ngắn từ [nani o] itte iyagaru n dai!, "(Mày) nói cái gì vậy!?")).

Trong lịch sử, các phương ngữ Kanto thiếu kính ngữ (keigo). Tuy nhiên, vì mối liên hệ của nó với phương ngữ Kyoto và sự phân tầng của xã hội đô thị, phương ngữ Tokyo hiện có một hệ thống kính ngữ đầy đủ. Phương ngữ Yamanote nổi bật với việc sử dụng dày đặc kính ngữ và trợ từ (copula) zamasu hoặc zāmasu, đôi khi là zansu, có nguồn gốc từ gozaimasu. Trợ từ asobase hoặc asubase thể mệnh lệnh lịch sự trong lối nói nữ giới cũng là một từ kính ngữ nổi tiếng từ phương ngữ Tokyo truyền thống. Ví dụ: "vui lòng chờ tôi nhé" dịch là o-machi kudasai trong tiếng Nhật tiêu chuẩn và o-machi asobase theo phương ngữ Tokyo truyền thống.